Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thị trường Bất động sản Bình Dương luôn là điểm nóng của các nhà đầu tư. Toàn tỉnh Bình Dương hiện có khoảng khoảng 35 Khu Công Nghiệp với hơn 2.000 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn gần 15 tỷ USD và trên 13.000 doanh nghiệp trong nước, với tổng vốn gần 95.000 tỷ đồng (khoảng 4,5 tỷ USD). Các quốc gia có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Bình Dương là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… Hiện nay đang có hơn 45.000 chuyên gia, kỹ sư nước ngoài và hơn 1.000.000 công nhân kỹ thuật cao, chuyên gia, kỹ sư trong nước làm việc tại Bình Dương, lực lượng lao động này tăng từ 20-25% mỗi năm. Đây cũng là một lượng lớn khách hàng tiềm năng cho các dự án Bất động sản tại Bình Dương.
Dây chuyền sản xuất công nghệ cao tại một trong những khu công nghiệp Bình Dương
Nhiều lợi thế
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Dương có những lợi thế vượt trội mà không một tỉnh thành nào có được. Bình Dương là một trong số ít những vùng đất hội tụ cả 3 yếu tố vàng trong đầu tư bất động sản đó là: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
Thứ nhất, xét về yếu tố thiên thời, địa lợi: Bình Dương có một vị trí lý tưởng khi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tiếp giáp TP.HCM và là đầu mối giao thông huyết mạch kết nối miền Đông Nam Bộ với TP.HCM và các tỉnh thành khác trên toàn quốc. Ngoài ra, Bình Dương còn có khí hậu ấm áp, hầu như không bị thiên tai, địa hình bằng phẳng phù hợp cho việc xây dựng các nhà máy, khu công nghiệp. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên môi trường an cư và thu hút đầu tư nước ngoài.
Xét về yếu tố nhân hòa: Các cấp chính quyền địa phương luôn tạo điều kiện tốt nhất để Bình Dương phát triển tối đa ưu thế của mình. Đặc biệt, việc đưa vào hoạt động Trung tâm Hành chính tập trung của tỉnh theo mô hình hành chính hiện đại, thân thiện với người dân đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư, sản xuất cho người dân.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020 sẽ trở thành đô thị trực thuộc Trung ương – một thành phố tiêu biểu về văn minh, hiện đại và hội nhập quốc tế. Đặc biệt đến năm 2020, Bình Dương sẽ trở thành một trong những trung tâm công nghiệp lớn trong vùng. Toàn tỉnh có 35 khu công nghiệp với hơn 2.000 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn gần 15 tỷ USD và trên 13.000 doanh nghiệp trong nước, với tổng vốn gần 95.000 tỷ đồng (khoảng 4,5 tỷ USD). Các quốc gia có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Bình Dương là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…
Để xứng tầm thành phố trực thuộc Trung ương, bên cạnh phát triển kinh tế, thời gian qua Bình Dương đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Hàng loạt các công trình trọng điểm của tỉnh trong các lĩnh vực Kinh tế – Chính trị, Văn hóa – giáo dục… đã khởi công và đi vào hoạt động như: Trung tâm Hành chính – Chính trị tập trung, trường Đại học Quốc tế Miền Đông, khu Công nghệ cao Mapletree, khu Du lịch Đại Nam, trường Quốc tế Kinderworld, Trung tâm Thương mại Aeon Mall, trường Quốc tế Singapore, bệnh viện Quốc tế Columbia, khu Công nghiệp VSIP, Trung tâm hội nghị – sự kiện Lucky Square… Những sự kiện này đã làm nức lòng không chỉ người dân địa phương mà còn tạo được niềm tin đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chính những chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương đã thúc đẩy nền kinh tế Bình Dương phát triển vượt bậc với nguồn vốn FDI luôn xếp thứ hạng cao trên toàn quốc. Bình Dương hiện tại được ví như một Singapore tại Việt Nam.
Rất nhiều công trình thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thương mại, dịch vụ… của Bình Dương đã được hoàn thành
Từ bất cập đến những cơ hội lớn
Nhận diện được tiềm năng to lớn của Bình Dương, nhiều doanh nghiệp Bất động sản đã lựa chọn Bình Dương để triển khai những dự án có quy mô lớn từ vài chục đến vài trăm ha… Tuy nhiên, hiện tại thị trường Bất động sản Bình Dương cũng gặp nhiều bất cập khi các dự án đa số nằm xa khu dân cư và thiếu tiện ích nên chỉ phù hợp để đầu tư, nhu cầu căn hộ để ở vẫn còn khan hiếm. Hàng loạt dự án nhà phố khang trang tại Khu đô thị Mỹ Phước , Bình Dương cửa đóng then cài. Nhiều người dân trong vùng tận dụng những thảm cỏ xanh tốt bao quanh những dãy nhà phố bỏ hoang này, để đưa trâu, bò vào chăn thả. Đây là hình ảnh phổ biến ở hầu hết các khu dân cư, khu đô thị mới mọc lên. Trong khi đó, hàng ngàn công nhân, chuyên gia trong và ngoài nước làm việc tại các khu công nghiệp vẫn đang thiếu chỗ ở. Theo số liệu thống kê của tỉnh Bình Dương, hiện nay đang có hơn 45.000 chuyên gia, kỹ sư nước ngoài và hơn 1.000.000 công nhân kỹ thuật cao, chuyên gia, kỹ sư trong nước làm việc tại Bình Dương, lực lượng lao động này tăng từ 20-25% mỗi năm. Đây cũng là một lượng lớn khách hàng tiềm năng cho các dự án Bất động sản tại Bình Dương.
Các dự án căn hộ nằm trong khu dân cư như IJC Aroma, TDC Plaza… đều được tiêu thụ hết và những dự án chất lượng dành cho người mua để ở, cho thuê vẫn còn khan hiếm. Các chuyên gia Bất động sản cho rằng, Bất động sản Bình Dương sẽ luôn giữ được sức nóng nếu các dự án tung ra có vị trí tốt, nằm trong khu dân cư hiện hữu đầy đủ tiện ích đáp ứng được nhu cầu định cư của hàng ngàn chuyên gia và lao động đang làm việc tại các nhà máy, khu công nghiệp hiện nay. Có thể khẳng định , thị trường Bất động sản Bình Dương sẽ luôn dẫn đầu về độ hấp dẫn mà khó có tỉnh thành nào có thể cạnh tranh được, đặc biệt phát triển “bất động sản dành cho các chuyên gia” làm việc tại Bình Dương.
MỘT SỐ CỘT MỐC QUAN TRỌNG
1.1.1997: Thành lập tỉnh Bình Dương (tách từ tỉnh Sông Bé). Với quyết sách lãnh đạo đúng đắn tỉnh Bình Dương đã gặt hái những thành công vượt trội.
2006: Theo bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2006, tỉnh Bình Dương đứng đầu cả nước với 76,23 điểm, trong khi thủ đô Hà Nội và Tp.HCM, trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, lần lượt xếp thứ thứ 40 với 50,34 điểm và xếp thứ 7 với 63,39 điểm.
26.4.2010: Khởi công thành phố mới Bình Dương
20.2.2014: Tập trung toàn bộ khối hành chính về Trung tâm hành chính tại Thành phố mới Bình Dương. Trung tâm hành chính mới được thiết kế xây dựng theo kiểu tòa tháp đôi với 20 tầng lầu, 2 tầng hầm để xe và 2 bãi đáp trực thăng. Toàn bộ tòa nhà được bố trí 14 thang máy (mỗi thang chứa được 14 người, trong đó có 2 thang máy phục vụ vận chuyển hàng hóa). Tầng 16 và 17 của tòa nhà được nối liên thông với nhau, đồng thời cũng là nơi làm việc của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Bình Dương. Các tầng còn lại (từ tầng 15 trở xuống) là nơi làm việc của các sở, ban, ngành, đoàn thể. Ở tầng trệt được thiết kế các quầy hướng dẫn, tiếp dân và bố trí các vị trí, dịch vụ phục vụ người dân đến liên hệ công tác, giải quyết thủ tục hành chính.
Tùng Khương