Sau ngày 1/7 tới, theo nhiều chuyên gia nhận định, thị trường BĐS Việt Nam sẽ có nhiều khởi sắc, phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ. Trong đó, cộng đồng DN BĐS sẽ có đủ tiềm lực để phát triển từ những nền tảng đã có, chính sách phát triển sẽ cởi mở, thông thoáng hơn chứ không quá thận trọng như thời gian qua.
Sau ngày 1/7 tới, theo nhiều chuyên gia nhận định, thị trường BĐS Việt Nam sẽ có nhiều khởi sắc. Nguồn: internetSau ngày 1/7 tới, theo nhiều chuyên gia nhận định, thị trường BĐS Việt Nam sẽ có nhiều khởi sắc. Nguồn: internet
Theo ông Nguyễn Trần Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, nhận định, trong tương lai ngắn, dự báo là trong 5 năm tới, thị trường BĐS Việt Nam sẽ có nhiều khởi sắc, phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ. Trong đó, cộng đồng DN BĐS sẽ có đủ tiềm lực để phát triển từ những nền tảng đã có, chính sách phát triển sẽ cởi mở, thông thoáng hơn chứ không quá thận trọng như thời gian qua.
“Có thể nói, dù trải qua thời kỳ 20 năm phát triển với bao “thăng trầm”, nhưng thị trường BĐS của chúng ta đã được định hình, phát triển theo đúng cơ chế thị trường. Chúng ta cũng đang bước vào một chu kỳ xuất khẩu BĐS tại chỗ khi người nước ngoài được sở hữu nhà dài hạn tại Việt Nam”, ông Nam nói.
Ông Phùng Chu Cường, Tổng giám đốc Công ty địa ốc Phú Long, khẳng định rằng chỉ trong một thời gian rất ngắn, thị trường đã có độ ấm và đi vào phục hồi từ cuối năm 2014. Các quy định mới mang tính mở từ hai bộ luật này chắc chắn sẽ mang lại chu kỳ phát triển mới cho thị trường, trong đó kỳ vọng lớn nhất vẫn là dòng vốn FDI và kiều hồi vào thị trường nhà ở sẽ tăng rất mạnh.
Về quy định bảo lãnh bất động sản,ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. Hồ Chí Minh, khẳng định rằng sau ngày 1/7 các doanh nghiệp BĐS buộc phải ký quỹ ngân hàng, thực hiện bảo lãnh cho người mua nhà… giá nhà chắc chắn sẽ có sự biến động, nhưng không cao. Bởi vì hiện nay, nhu cầu của người dân mua nhà dưới 1 tỷ đồng là rất lớn, trong khi đó sản phẩm nhà ở khá nhiều ở nhiều phân khúc, đa dạng các chính sách khuyến mãi nên tính cạnh tranh cao. Do vậy, nếu doanh nghiệp nào ồ ạt tăng giá bán sẽ bị khách hàng quay lưng.
Về quy định cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. Hồ Chí Minh (HoREA), việc mở rộng điều kiện cho cá nhân nước ngoài được mua nhà ở chính là hoạt động xuất khẩu tại chỗ, làm gia tăng tổng tài sản quốc gia, tạo điều kiện phát triển các ngành nghề và tạo việc làm cho người lao động, tăng tổng cầu cho thị trường bất động sản và không ảnh hưởng tiêu cực đến phân khúc thị trường nhà ở dành cho người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp trong nước.
Giải thích thêm về chuyện có hay không thị trường sẽ có nhiều biến động khi “thả cửa” cho người nước ngoài mua nhà, đặc biệt là chuyện dự án sẽ bị thâu tóm nhiều, ông Lê Hoàng Châu cho biết: “Luật Nhà ở đã có những quy định chặt chẽ về vấn đề này, nhất là ở việc người nước ngoài được mua bao nhiêu nhà, bao nhiêu đất, diện tích bao nhiêu và tại những vùng hay khu vực nào. Đó là điều chúng ta không lo, mà phải thấy rằng đây là một động lực mạnh mẽ để thị trường phát triển đa dạng”.
Chẳng hạn như, Luật Nhà ở là Việt Nam đã cho phép người nước ngoài được sở hữu nhà dài hạn. Điều này có thể sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng thị phần. Tuy nhiên, Việt kiều hay người nước ngoài hiện vẫn còn tâm lý chờ đợi là chính vì chưa rõ các quy định hướng dẫn thi hành các Luật trên như thế nào.
Theo diaoconline