Lợi dụng việc thị trường bất động sản trong vài năm gần đây diễn ra sôi động. Một số cò đất làm ăn “bát nháo” đã có những mánh khóe tinh vi để làm ăn bất chính, lừa đảo khách hàng. Giữa tình cảnh “ vàng thau lẫn lộn”, rất nhiều người đã bị sập bẫy, tiền mất tật mang nếu gặp phải những chủ đầu tư hay đơn vị môi giới không uy tín. Vậy làm cách nào để giảm thiểu tối đa rủi ro khi mua, bán nhà đất ? Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những chiêu trò và cách hạn chế những thủ đoạn trong giao dịch nhà, đất.
LỪA MUA ĐẤT NGÂN HÀNG THANH LÝ
Trong những ngày cuối năm, cần kề năm mới, đây là khoảng thời gian thuận lợi để người môi giới áp dụng chiêu thức dụ dõ nhà đầu tư , mua đất từ ngân hàng thanh lí. Một lời mời hết sức hấp dẫn và “béo bở”, tận dụng giữa lúc thị trường khan hiếm nguồn cung, người môi giới liên tục quảng cáo về những lô đất siêu rẻ, siêu lợi nhuận đang có trên thị trường.
Cứ càng cận kề năm mới, tình trạng này lại diễn ra càng nhiều hơn. Trên các trang mạng xã hội những thông tin rao bán “nhan nhản”, trên các tuyến đường cây trụ điện và tờ rơi, tờ quảng cáo về việc bán đất do ngân hàng thanh lý càng nhiều hơn.
Người đầu tư vẫn cho rằng đây là cơ hội đầu tư mang lại lợi nhuận cao, một cơ hội vàng để tận dụng mua đất giá siêu rẻ, thu về mức lãi đậm, không thể bỏ qua. Và khách hàng vẫn tin vào những lời rao bán như các ngân hàng chốt sổ nợ với các doanh nghiệp bất động sản nên có nhiều sản phẩm thanh lý.
“Hiếm hoi lắm mới có được lô đất này anh chị ạ. Năm nay thị trường hiếm hàng, may mắn lắm em mới có được ô đất để dành bán ra. Bây giờ anh chị mua thì đảm bảo sang năm giá đất sẽ tăng lên gấp đôi gấp ba là chuyện rất bình thường”- người môi giới bày tỏ.
Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, đây chỉ là chiêu thức “treo đầu dê bán thịt chó” của người môi giới. Thông tin ngân hàng thanh lí hoàn toàn là bịa đặt , không giống như những gì đã rao bán rầm rộ. Do vậy, khách hàng cần cẩn thận khi đặt cọc, mua, bán bất động sản trước những thông tin sai lệch như trên.
MỘT NGÔI NHÀ NHƯNG BÁN NHIỀU NGƯỜI.
Đây là hình thức lừa đảo mua, bán nhà đất thường gặp nhất với nhiều cách thức đơn giản. Những nếu bạn không chú ý, bạn sẽ rất dê dàng vướn vào bẫy. Đầu tiên, để lấy được lòng tin và sự thu hút từ bạn, đối tượng sẽ bắt đầu đăng tin rao bán nhà, đất với giá rất mềm so với thị trường. Kèm theo đó là hình ảnh sổ đất, giấy tờ nhà xác thực, rõ rang, cùng lời mời gọi hấp dẫn, sốt dẻo.
Sauk hi tiếp cận được con mồi, kẻ lừa đảo sẽ đưa ra nhiều lí do để đối tượng tiếp cận đặt cọc, xuống tiền một phần giá trị sản phẩm, cam kết và kí nhận bằng giấy tay. Với cùng một phương thức đó, kẻ lừa đảo sẽ thực hiện với nhiều người nhẹ dạ, cả tin. Sau đó, gom số tiền lớn và cao chạy xa bay.
GIAO DỊCH SỔ ĐỎ GIẢ.
Với kĩ thuật in, ấn hiện đại, công nghệ làm giả sổ đỏ hiện nay ngày càng tinh vi , rất đa dạng và “muôn hình muôn vẻ”. Không chỉ riêng những cá nhân, mà những doanh nghiệp,tổ chức lớn cũng bị lừa bởi những thủ đoạn. Những giấy tờ giả này nhìn bằng mắt thường cũng không thể phát hiện ra được. Hậu quả của những sự việc này thường rất nghiêm trọng và việc thu hồi tài sản sau khi bị mất rất khó khăn và hạn chế.
Nhiều đối tượng đã in sổ đỏ và làm con dấu giả. Sau đó thể chấp cho ngân hàng với mục đích vay tiền. Nguyên nhân xảy ra việc bị lừa một phần cũng do thiếu hiểu biết pháp luật của khách hàng. Để hạn chế thấp nhất việc rủi ro, trước khi thực hiện bất kì một giao dịch nào, có liên quan đến giấy tờ , khách hàng cần thận trọng tìm hiểu những thông tin về người bán, người chuyển nhượng, người ủy quyền, để phòng hờ đó là chữ kí giả, con dấu giả. Cần mang đến những văn phòng công chứng, để những người có chuyên môn xác thực giấy tờ một lần nữa, đảm bảo tính pháp lí và hiệu lực của giấy tờ nhà, đất.
LỢI DỤNG SỰ TÍN NHIỆM
Hình thức lừa đảo này thường xuyên xuất hiện, khi bạn là chủ nhà đất và có nhu cầu vay tiền, nhưng vì một lí do nào đó như tín dụng xấu, nên bắt buộc phải nhờ một người khác đứng ra vay giúp. Đối tượng lợi dụng lòng tin và bắt buộc làm hợp đồng mua bán nhà đất để làm cam kết tạm thời giữa bạn và đối tượng đứng ra vay, để làm tài sản thế chấp vay. Cái kết ở đây là kẻ lừa đảo sử dụng tài sản tiến hành việc mua, bán và chiếm đoạt số tiền đó. Hoặc đối tượng vay ngân hàng nhiều hơn số tiền bạn cần, cuối cùng vượt quá khả năng chi trả, ngân hàng lấy tài sản thế chấp là của bạn.
ĐÓNG VAI TRÒ NGƯỜI MUA BÁN
Với mục đích đẩy giá lên cao, kẻ lừa đảo đóng vai người mua bán đất trong khoảng thời gian bạn đang lựa chọn mua. Họ đến, thậm chí đặt cọc tiền, với giá trị cao hơn rất nhiều lần để tọa tin tưởng, đưa bạn vào tròng. Vậy là bạn sốt sắng chồng tiền và mua mảnh đất đó không một chút suy nghĩ, với hi vọng có thể sang tên ngay để ăn phần tiền lời. Và cuối cùng, bạn đã bị mua với giá phi thực tế, rơi vào bẫy của cả một ekip lừa đảo, có khi còn bị vướng mắc về pháp lí.
Incomreal