Bất động sản An Giang: Vùng đất “vàng” miền Tây sông nước

Từng được biết đến là vựa lúa lớn nhất nước, An Giang ngày càng thay da đổi thịt khi hàng loạt khu công nghiệp mọc lên, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng nhộn nhịp, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện. Thị tường bất động sản An Giang cũng vì vậy mà khởi sắc lên, trong tương lai gần nơi đây sẽ là điểm đến thu hút nhiều người dân từ các thành phố lớn, bởi nhu cầu an cư của người dân Việt thay vì ở những ngôi nhà chật chội, họ sẽ chấp nhận đi xa để tận hưởng không gian sống thoải mái hơn.

mo goc thanh pho long xuyen

Một góc thành phố Long Xuyên

Miền đất hứa

An Giang là một trong 6 vùng kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long (Lục tỉnh Nam Kỳ), là khu vực có dân số đông nhất và diện tích đứng thứ 4 (sau tỉnh Kiên Giang, tỉnh Cà Mau và tỉnh Long An) ở miền Tây Nam Bộ.

Nơi đây được biết đến là vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long có vị trí địa lý quan trọng trong giao thương kinh tế với các tỉnh trong vùng như Đồng Tháp, Kiên Giang, Cần Thơ và Campuchia (qua cửa khẩu).

Với lợi thế cũng như tiềm năng sẵn có từ thiên nhiên ưu đãi, các mặt hàng chủ lực của An Giang như lúa-gạo, cá tra, cá basa và rau quả đông lạnh đã phát triển mạnh và có mặt khắp nơi trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt gần 01 tỷ USD. Mặt hàng gạo không những đem lại sự no đủ cho vùng Nam Bộ, là mặt hàng chủ lực cho xuất khẩu, mà còn quyết định đến an ninh lương thực quốc gia.

xuat-khau-gao

Xuất khẩu gạo là thế mạnh của các tỉnh miền Tây Nam Bộ

Ngoài ra, An Giang có tiếp giáp vùng biển rộng lớn, cảng nước sâu, sông dài, kênh ngòi chằng chịt… tạo điều kiện phát triển và nuôi trồng thủy- hải sản, đây được xem là kho thủy sản dồi dào với đặc sản nổi tiếng với cá tra, cá basa.

Những năm gần đây, khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên An Giang cũng bị ảnh hưởng nhưng GDP bình quân đầu người tăng nhanh qua các năm. Cụ thể, năm 2014, GDP bình quân đầu người đạt 29,328 triệu đồng, tăng 10,7 triệu đồng so năm 2010, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ước đạt 20.381 tỷ đồng, tăng bình quân gần 8,1%/năm so với năm 2013. Kim ngạch xuất khẩu đạt 3,6 tỷ USD, tăng bình quân 7,9%/năm so với năm trước.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng nông – lâm nghiệp và thủy sản trong GDP giảm dần từ 35,4% ở đầu nhiệm kỳ xuống còn 25,53% vào năm 2015 và tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng (chiếm 12,31%). Đặc biệt, tiềm năng, lợi thế về cửa khẩu, công nghiệp, dịch vụ, du lịch được khai thác hiệu quả, đã và đang tạo đà phát triển mạnh mẽ.

Nhờ những hỗ trợ ưu đãi về chính sách của chính quyền tỉnh An Giang đã giúp nhiều doanh nghiệp An Giang mở rộng thị trường, khai thác thêm nhiều thị trường mới tiềm năng. Nếu như những năm 2000, hàng hóa xuất khẩu của An Giang có mặt ở 35 quốc gia và vùng lãnh thổ, nay đã tăng gần 4 lần, với khoảng 140 nước trên thế giới.

An Giang còn biết đến là vùng có tiềm năng phát triển du lịch đa dạng phong phú với nhiều loại hình như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và tâm linh, tín ngưỡng. Tỉnh đang tập trung đầu tư các khu di tích văn hóa – lịch sử Núi Sam, Núi Cấm, đồi Tức Dụp, khu di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo – Ba Thê, khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng; du lịch sông nước khám phá xuôi ngược dòng Mekong.

cho-noi

Chợ nổi trên sông thu hút du khách bởi đặc trưng văn hóa sông nước miền Tây

Ngoài ra, An Giang có 2 cửa khẩu chính là Tịnh Biên (đi theo quốc lộ 91 là sang Campuchia) và Vĩnh Xương (đi bằng ca nô trên sông Tiền, mất khoảng 40 phút, sẽ có mặt tại cửa khẩu Vĩnh Xương để làm thủ tục hải quan xuất cảnh tới Phnôm Pênh) do đó giao thương buôn bán qua các cặp cửa khẩu khá thuận lợi, nhịp độ tăng trưởng hàng năm gần 30%.

Nhằm tạo đà cho phát triển kinh tế, những năm gần đây, An Giang đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông đồng bộ. Các tuyến đường cầu phà được xây dựng và trùng tu nhằm đáp ứng phát triển kinh tế – xã hội, vừa đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng- an ninh.

Thành phố Long Xuyên – Thị trường bất động sản mới nổi hút nhà đầu tư

An Giang là tỉnh đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long có 2 thành phố trực thuộc tỉnh là Long Xuyên và Châu Đốc. Thành phố Long Xuyên là đô thị loại II trực thuộc tỉnh An Giang, nằm bên bờ sông Hậu có truyền thống văn hóa đặc trưng của một thành phố miền Tây với chợ nổi trên sông và nhiều di tích thắng cảnh khác. Thành phố Châu Đốc là thành phố biên giới, nổi tiếng với cụm di tích và thắng cảnh ở núi Sam.

Để đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, kéo giảm khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, thành phố đã chủ trương mời gọi đầu tư mở rộng đô thị theo quy chuẩn. Nhận thấy tiềm năng phát triển của An Giang nên nhiều dự án bất động sản theo đó cũng nối đuôi nhau ra đời.

Ngoài ra, một yếu tố quan trọng khác tạo nên sự sôi động của bất động sản An Giang chính là sản phẩm đa dạng, hạ tầng, tiện ích nội khu và ngoại khu hoàn chỉnh. Với mức giá chào bán trung bình hiện nay tại An Giang dao động từ 2 – 6 triệu đồng/m2, thấp hơn nhiều so với TP. Hồ Chí Minh. Đặc biệt là hiện nay cơ sở hạ tầng và điều kiện đi lại giữa các khu vực này không còn khó khăn như trước. Những yếu tố trên là điểm nhấn quan trọng khiến bất động sản An Giang ngày càng hút khách.

Thị trường bất động sản An Giang được đánh giá khá cao và là đích đến của nhiều nhà đầu tư khi quỹ đất tại các thành phố lớn ngày càng thu hẹp vì thế xu hướng các nhà đầu tư tìm đến những tỉnh thành có tiềm năng phát triển lâu dài và có quỹ đất sạch lớn.

Phát huy lợi thế vốn có, thành phố Long Xuyên đã tập trung đầu tư và mời gọi các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại – dịch vụ theo hướng hiện đại, tập trung. Chỉ trong thời gian ngắn hàng loạt hệ thống bán buôn, bán lẻ đã ra đời như: Siêu thị Co.opMart, Metro, Nguyễn Kim, Nguyễn Huệ…. tổng doanh số mỗi năm lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Ngoài ra, hệ thống các chợ truyền thống cũng được đầu tư nâng cấp, mở rộng, tạo mạng lưới phân phối hàng hóa rộng khắp toàn địa bàn với chủng loại ngày càng phong phú, đa dạng.

phat trien an giang

Kinh tế phát triển chính là đòn bẩy cho sự phát triển của bất động sản An Giang

Ngoài ra, Thành phố Long Xuyên có cảng Mỹ Thới với 01 cầu cảng dạng liền bờ dài 106m, rộng 21m, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải đến năm ngàn DWT và 2 bến phà là Phà Vàm Cống, Phà An Hòa. Chính những lợi thế này giúp hàng hóa của tỉnh An Giang dễ dàng lưu thông và trung chuyển buôn bán dễ dàng hơn.

Từ những phân tích trên cho thấy thị trường bất động sản An Giang rất tiềm năng phát triểm, nhưng thực tế cho thấy những năm qua thị trường bất động sản ở An Giang mặc dù có sự phát triển nhưng không cân xứng với tiềm năng của mình. Do đó, nếu doanh nghiệp bất động sản “bắt mạch” đúng với nhu cầu của thị trường, đặc biệt là nhu cầu của nhóm người có thu nhập trung bình thì tiềm năng phát triển của thị trường này trong tương lai là rất lớn.

Quang Huy