Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Lùi thời hạn ghi tên các thành viên gia đình lên sổ đỏ

Tại buổi họp báo chiều qua (1/12), Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, do quy định ghi tên thành viên gia đình vào sổ đỏ (Khoản 5 Điều 6 Thông tư 33) còn có cách hiểu khác nhau nên Bộ Tài nguyên Môi trường đã làm việc với Bộ Tư pháp và thống nhất lùi việc thực hiện quy định trên vào ngày 5/12 như dự kiến.

Bộ trưởng Hà cho rằng Thông tư 33 xuất phát từ quy định của Luật Đất đai, Bộ Luật Dân sự và nghị định liên quan, do vậy hoàn toàn đúng về tính pháp lý. Về cơ sở thực tiễn, việc quy định ghi tên hộ gia đình trên giấy chứng nhận như trước Luật Đất đai 2013 và hiện nay khái niệm hộ là chủ thể trong các giao dịch, trên thực tế Bộ Luật dân sự không còn khái niệm hộ gia đình, nên cần có quy định rõ hơn quyền hạn từng cá nhân đối với đất đai và tài sản chung.

Trong quá trình giao dịch có nhiều điều khó khăn khi thực hiện bảo hộ quyền sử dụng đất hợp pháp của từng thành viên hộ gia đình, sử dụng đất khi có những rủi ro trong quá trình thực hiện giao dịch dân sự do quyền sử dụng đất của từng thành viên trong hộ gia đình không được xác lập cụ thể.

Bên cạnh đó, Bộ Luật Dân sự không còn chủ thể là hộ gia đình. Có nhiều phát sinh mâu thuẫn tranh chấp giữa các thành viên trong hộ gia đình khi thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà tòa án cũng lúng túng trong giải quyết. Đây là vấn đề lớn, do đó, Luật Đất đai có nhiệm vụ từng bước đi theo chiều hướng quy định rõ ràng.

Trong quá trình triển khai thực hiện các quy định của Luật Đất đai, một số bộ ngành liên quan, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên Môi trường nghiên cứu các vướng mắc để ban hành thông tư hướng dẫn Bộ Luật Đất đai, Luật Dân sự cũng như sự tồn tại của Thông tư 23.

Bộ trưởng Hà cho biết, đã lấy ý kiến Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước và 63 tỉnh thành, địa phương, thực hiện nhiều hội nghị, hội thảo để xây dựng Thông tư 33 trong vòng 2 năm.

Quá trình xây dựng được kết hợp chặt chẽ kết hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, lắng nghe nhiều ý kiến. Bộ Tài nguyên Môi trường và Bộ Tư pháp thống nhất một số vấn đề sau:

Thứ nhất, trong Thông tư 33 quy định thiếu rõ ràng nên dẫn đến hiểu không chính xác khái niệm hộ giá đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình được nêu trong Luật Đất đai và hộ gia đình sử dụng đất đồng nhất với hộ gia đình theo sổ hộ khẩu như cách gọi phổ biến trong xã hội hiện nay.

Trên thực tế, Thông tư 33 chỉ điều chỉnh 1 trong 16 trường hợp đã quy định về hình thức sở hữu được ghi trên sổ đỏ. Đây chỉ hướng dẫn cách ghi mang tính kỹ thuật đối với trường hợp hộ gia đình sử dụng chung quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai.

Thông thường trường hợp này giải quyết các vấn đề nảy sinh có trước Luật Đất đai 2013. Khái niệm hộ gia đình rất đơn giản là chủ hộ hoặc người đại diện, không ghi các thành viên.

Thứ hai, Thông tư 33 không phải thay thế Thông tư 23. Thông tư 33 chỉ sửa đổi 1 điều được quy định của Thông tư 23 mà chủ thể là hộ gia đình sử dụng chung đất đai.

Thứ ba, Thông tư 33 chưa nêu rõ đối với trường hợp chuyển tiếp. Trước khi có Thông tư 33, Luật Đất đai 2013, vấn đề giải quyết do các hộ gia đình tự nguyện. Các giấy tờ về cấp sổ đỏ cho hộ gia đình trước đây hoàn toàn có hiệu lực. Nếu trong ttường hợp phát sinh các vấn đề pháp lý, hộ gia đình yêu cầu thì cơ quan quản lý mới thực hiện.

Về góc độ quy định tính pháp lý, việc ban hành Thông tư 33 đúng với quy định pháp luật, cần thiết, cấp bách đối với thực tiễn. Trong Thông tư 33, các điều khoản khác khi được công bố đều nhận được sự đồng tình từ dư luận. Duy chỉ có Khoản 5 Điều 6 tại Thông tư 33, Bộ sẽ lùi thời hạn có hiệu lực lại cho đến khi nghiên cứu kỹ, làm công tác truyền thông để người dân nhận thức được các lợi ích mang lại, cũng như đảm bảo cơ sở pháp lý khi xảy ra tranh chấp.

Theo: cafeland.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *