Theo quan niệm phong thủy, có nhiều cách để trang trí nhà bằng các vật phẩm phong thủy. Thông thường gia chủ có thể dùng sư tử, rùa, rồng để trừ tà, hóa giải những điều không may. Nhưng cũng có người thích dùng ngựa hay chó để thay thế.
Ngựa là biểu tượng phong thủy tượng trưng cho sự bền bỉ, sinh sôi và thịnh vượng
Vậy ngựa phong thủy có tác dụng gì? Khi bày ngựa cần lưu ý kiêng kỵ điều gì không?
Theo phong thủy, biểu tượng ngựa rất ít khi được dùng để hóa giải điều không lành, không may mắn vì nó không phải là loài vật dũng mãnh như rồng hoặc sư tử.
Thế nhưng, ngựa lại là biểu tượng cho sự bền bỉ, sinh sôi và thịnh vượng. Vì vậy, có nhiều người chọn đặt tượng ngựa tại các vị trí đẹp trong nhà với hy vọng “mã đáo thành công”.
Về vị trí bài trí tượng ngựa: Nên bày tượng ngựa ở phía Nam. Vì trong 12 địa chi, ngựa thuộc chi Ngọ. Mà “Ngọ cung” thì lại ở phía Nam. Vì vậy, đặt hình ngựa ở phía Nam là vị trí thích hợp nhất.
Thông thường, số lượng ngựa bài trí thích hợp nhất là: 2, 3, 6, 8 và 9. Trong đó “lục mã” (6 con ngựa) được xem là điều tốt lành nhất. Vì “lục” có cách phát âm tiếng Trung Quốc gần giống như “lộc”, mang nghĩa của cải. Sáu ngựa cùng phi sẽ mang ý nghĩa là ngựa mang của cải đến.
Phong thủy kỵ nhất bày ngựa 5 con vì cho rằng điều này mang nghĩa “ngũ mã phanh thây”.
Tuy ngựa là vật tượng trưng cho sức mạnh, sự thịnh vượng nhưng lại khắc với những người tuổi Tý. Vì vậy, những người tuổi này không nên bày tượng hoặc treo tranh ngựa trong nhà.