Phục hồi theo hướng đi hình chữ V là điều mà các cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài tin rằng Việt Nam sẽ làm được, sau đại dịch Covid. Trong hội nghị Thủ tướng với các doanh nghiệp trong ngày 9/5 mới đây, với lời kêu gọi “ Cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế”, các hiệp hội nước ngoài chia sẻ và bày tỏ sự tin tưởng vào các quyết định, chính sách của nước ta. Cần có những bước đi phù hợp, đúng đắn, nền kinh tế sẽ chuyển mình, phục hồi nhanh sau dịch tễ.
Hội nghị được tổ chức theo hình thức đặc biệt, truyền hình trực tuyến 63 điểm cầu tại địa phương, 30 điểm cầu tại các bộ, ngành, truyền hình trực tiếp toàn quốc, có thể xem là quy mô tiếp cận lớn nhất từ trước đến nay. Như vậy, có khoảng 800.000 doanh nghiệp, 5 triệu hộ kinh doanh và nhân dân cả nước có thể theo dõi.

Tại đây, có hai báo cáo được trình bày chính thức. Một là báo cáo tác động của dịch Covid-19, những cơ hội, thách thức, thời cơ khi phát triển việc kinh doanh, thông báo các nội dung cơ bản của dự thảo Nghị quyết của Chính phủ, trong việc thao gỡ vướng mắc sản xuât kinh doanh, thúc đẩy việc giải ngân vốn đầu tư công, giữ vững trật tự an toàn xã hội. Nội dung được Bộ tưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày.
Báo cáo thứ hai đề cập đến sáng kiến doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả, mức độ tiếp nhận của doanh nghiệp đối với các giải pháp, chính sách hỗ trợ giúp đỡ của chính phủ. Qua đó, đề xuất giải pháp trong việc hỗ trợ doanh nghiệp.
Cũng tại hội nghị, Chủ tịch EuroCham Nicolas Audier – Chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam, ông cho biết các doanh nghiệp Châu Âu đánh giá cao các biện pháp Việt Nam đã đưa ra, thực hiện, nhằm bảo vệ doanh nghiệp trong đại dịch Covid -19.
Việt Nam là đất nước có vị thế tốt để đón nhận những cơ hội mới, cách người Việt đang làm trở thành hình mẫu chống dịch cho các quốc gia khác. Điều này sẽ giúp duy trì và củng cố niềm tin cộng đồng doanh nghiệp Châu Âu.
Ông EuroCham Nicolas Audier nhấn mạnh, ngoài việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, Việt Nam cần quan tâm đến những khó khăn của doanh nghiệp nước ngoài, bởi đây là một trong những nhân tố rất quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế sau khi phục hồi.
Gợi ý trong việc tận dụng vị thế Chủ tịch ASEAN để kêu gọi gói phục hồi nền kinh tế và gói hợp tác gói công tư.
Gói công tư – hình thức đầu tư thực hiện trên cơ sở hợp đồng dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.
Theo đó, Ông Vũ Tú Thành – Phó Giám đốc điều hành khu vực, hội đòng kinh tế Hoa kỳ – ASEAN đã đánh giá cao những biện pháp chống dịch Covid mà Việt Nam đã làm được.
Các doanh nghiệp tại Mỹ rất ấn tượng với những chủ trương, sự quyết đoán, quyết tâm trong từng bước đi của Việt Nam. Nếu so sánh cùng với các quốc giá khác trong khu vực ASEAN, Việt Nam giữu vị trí hàng đầu, đó là từ góc độ cam kết của nhà lãnh đạo, người đưa ra quyết định, chính sách cao nhất – Ông cho biết
Phó Chủ tịch Korcham- Ông Hong Sun cho biết, các doanh nghiệp tại Hàn Quốc đánh giá cao Việt Nam. Luôn cải cách, cải thiện môi trường đầu tư, đặc biệt là những biện pháp phòng, chống dịch. Góp phần củng cố niềm tin của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Ông có lời khẳng định về việc giới thiệu các doanh nghiệp có chất lượng đầu tư vào Việt Nam, đảm bảo những chủ trương thu hút FDI, chọn lọc theo Nghị quyết 50 của Bộ chính trị. Các doanh nghiệp Hàn Quốc hợp tác, phát triển cùng với doanh nghiệp Việt tạo lập mối liên kết bền vững để xây dựng chuỗi cung ứng mới, đồng hành cùng Việt Nam khôi phục kinh tế trong thời gian nhanh chóng.
Đại diện JCCI nhận định, nếu có những hướng đi phù hơp kinh tế Việt Nam sẽ sớm khôi phục theo hình chữ V. Cải thiện môi trường kinh doanh giúp tăng cường thu hút việc đầu tư FDI nói chung, các công ty Nhật Bản nói riêng.
Còn ông Funayama Tetsu, đại diện JCCI cho rằng nếu có những biện pháp phù hợp, nền kinh tế Việt Nam sẽ sớm phục hồi theo hình “chữ V” sau khi phải hứng chịu thiệt hại do dịch bệnh gây nên.
Ông cũng cho rằng việc cải thiện môi trường kinh doanh sẽ giúp tăng cường thu hút đầu tư FDI nói chung và các công ty Nhật Bản nói riêng.
Như vậy, Việt Nam sẽ trải qua một năm nhiều thách thức, sẽ vực dậy từ đáy suy giảm và tăng trưởng mạnh mẽ, nhanh chóng trở lại. Hoàn thành mục tiêu kép: chống dịch bệnh và khôi phục nền kinh tế.

Đây cũng là một tin vui với lĩnh vực bất động sản. Qua dịch tễ, vị thế của Việt Nam đạt được sự tín nhiệm của bạn bè quốc tế, song song cùng cơ hội phát triển kinh tế mạnh mẽ, từ đó Bất động sản tại Việt Nam có nhiều tiềm năng hơn bao giờ hết. Khẳng định được giá trị và chất lượng tốt nhất trong tương lai./.
INCOMREAL theo Tuổi Trẻ