Bình Dương – dấu ấn của những kỳ tích

Ngược dòng thời gian khoảng 20 năm về trước, ít ai nghĩ rằng Bình Dương sẽ vượt lên trở thành một trong những tỉnh công nghiệp hàng đầu của cả nước. Bình Dương khi đó chỉ là một tỉnh thuần nông, người dân nhiều đời gắn bó với ruộng đồng, cây trái.

Vào những năm đầu của thập niên 90, Bình Dương vẫn còn là tỉnh nghèo, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trong khi công nghiệp và dịch vụ còn quá nhỏ bé. Tuy nhiên, từ thời điểm tách tỉnh (1997), Bình Dương đã bắt đầu trỗi dậy với chủ trương đổi mới được cụ thể hóa bằng những chính sách thông thoáng, mở đường cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương. Bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng, quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh, dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước ồ ạt chảy về Bình Dương, nhà máy mọc lên khắp nơi, nguồn nhân lực 4 phương quy tụ về… Kinh tế – xã hội của Bình Dương đã có những thành tựu đáng nể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp, bộ mặt đô thị hóa đã được hình thành rõ nét.

cong-vien-thanh-pho-moi-Binh-Duong-

Phối cảnh công viên TP mới Bình Dương

Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2006 -2010, GDP của Bình Dương tăng trưởng 14% hàng năm, ở mức gấp đôi cả nước cơ cấu kinh tế với tỷ trọng: Công nghiệp chiếm 63%, dịch vụ chiếm 32,6% và nông nghiệp chỉ còn 4,4%. Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân giai đoạn 2006-2010 duy trì tốc độ tăng trưởng cao, đạt 20% hàng năm; trong đó khu vực kinh tế  trong nước chiếm 36%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 64%. Bình Dương đã phát triển 28 KCN với tổng diện tích 8.751 ha, trong đó có 24 KCN đi vào hoạt động, thu hút trên 1.200 doanh nghiệp (DN) đầu tư sản xuất. Khu liên hợp công nghiệp – dịch vụ – đô thị  Bình Dương đã hoàn thành cơ bản giải phóng mặt bằng, xây dựng các công trình tạo lực; có 7 KCN đã đi vào hoạt động… Cũng trong giai đoạn 2006-2010, tổng vốn đầu tư phát triển tăng bình quân 14,7% hàng năm; tổng chi ngân sách cho đầu tư phát triển chiếm 40%… Đến nay, Bình Dương đã có 9.012 DN trong nước, tổng vốn đầu tư trên 60.000 tỷ đồng; thu hút 1.922 dự án FDI, tổng vốn đầu tư gần 14 tỷ USD; kim ngạch xuất khẩu của Bình Dương tăng bình quân 22,9%. Trong năm 2010, ước tính kim ngạch xuất khẩu đạt 8,5 tỷ USD, chiếm trên 11% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước; thị trường xuất khẩu của các DN Bình Dương đã vươn ra 180 quốc gia, vùng lãnh thổ… Trong mắt nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, từ nhiều năm qua, Bình Dương đã thực sự là “vùng đất hứa”, trở thành điểm hẹn cho công việc kinh doanh, phát triển sản xuất các loại hình công nghiệp và dịch vụ. Theo bảng xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do cơ quan phát triển Hoa Kỳ (USAID) cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam xây dựng, Bình Dương là tỉnh luôn trong tốp đầu của cả nước về PCI nhiều năm qua.

khu-tai-chinh-ngan-hang-thanh-pho-moi-binh-duong-1

Phối cảnh khu tài chính TP mới Bình Dương

Sau thời gian tái lập tỉnh, với chủ trương đúng đắn, chính sách cởi mở, trọng thị nhà đầu tư, doanh nghiệp, Bình Dương đã phát huy mạnh mẽ tiềm năng, thế mạnh của mình và đang vươn tới trở thành một kiểu mẫu Singapore tại Việt Nam…

Theo BDO

MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM TẠI BÌNH DƯƠNG


KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM – SINGAPORE (VSIP1)
– Tổng DT: 500ha (cho thuê hơn 99%)
– Tổng vốn đầu tư : 2.227 tỷ đồng
– Tổng số doanh nghiệp: 220 doanh nghiệp
– Tổng số vốn đầu tư của các doanh nghiệp: 1.807 tỷ USD

THÀNH PHỐ MỚI BÌNH DƯƠNG
Thành phố mới Bình Dương được quy hoạch trở thành một Khu đô thị mới xanh – sạch, sẽ là trung tâm chính trị – kinh tế, văn hóa, xã hộicủa toàn tỉnh Bình Dương. Và nằm ở vị trí trung tâm thuận lợi, thành phố mới Bình Dương sẽ là cửa ngõ kết nối quốc tế về giao lưu thương mại, dịch vụ cũng như trao đổi, chuyển giao công nghệ ở trình độ khoa học tiên tiến nhất. Một trung tâm đô thị hiện đại, năng động, bền vững với đầy đủ các loại hình dịch vụ có khả năng phục vụ cho khoảng trên 125.000 người định cư lâu dài và hơn 400.000 người thường xuyên đến làm việc.

ĐẠI LỘ BÌNH DƯƠNG
Được đánh giá là một trong những con đường đẹp nhất và kiểu mẫu của tỉnh Bình Dương. Con đường là đòn bẩy phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa giữa Bình Dương với toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

KHU CÔNG NGHỆ CAO MAPLETREE
Tại Thành Phố Mới Bình Dương, tập đoàn Mapletree của Singapore đã triển khai xây dựng khu công nghệ cao trên diện tích 75ha, vốn đầu tư 400 triệu USD. Mục đích của khu công nghệ cao là chuyển giao khoa học – kỹ thuật và quy trình kinh doanh hiện đại cho Việt Nam, phục vụ các doanh nghiệp kinh doanh phát triển công nghệ cao, chế tạo thử và phát triển sản phẩm mới, sản xuất hàng hóa có giá trị gia tăng.

TRƯỜNG QUỐC TẾ KINDERWORLD
Trường Quốc tế Singapore tại Thành phố Mới Bình Dương  là một trong 14 trường thuộc Tập đoàn Giáo dục KinderWorld (Singapore). Trường tọa lạc tại đường Lê lợi, Thành phố mới Bình Dương, với diện tích 2,6 hecta. Khi hoàn thành hết các giai đoạn xây dựng, trường có khả năng phục vụ cho 2,400 học sinh từ Mẫu giáo đến Dự bị đại học. Ngoài trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc giảng dạy và học tập, Trường còn có các tiện ích khác như hồ bơi, sân bóng đá, đường chạy bộ, khu vực trò chơi … đã được đưa vào sử dụng nhằm nâng cao và làm phong phú thêm trải nghiệm học tập cho học sinh nơi đây.

TRUNG TÂM HỘI NGHỊ, SỰ KIỆN LUCKY SQUARE
Trung tâm Hội nghị – Sự kiện Lucky Square là dự án được xây dựng tại trung tâm Thành phố mới Bình Dương với tổng diện tích 4.000m2, bao gồm 03 sảnh chính sức chứa gần 1.800 người do Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp TNHH Một Thành Viên (Becamex IDC) làm chủ đầu tư.